Close

Tom Dixon - Kiệt tác tái sinh sáng tạo từ phế liệu

Lập nghiệp từ 2 bàn tay trắng, từ sự kết hợp của những kỹ thuật cơ bản, không qua trường lớp, những phế liệu bỏ đi và bộ óc sáng tạo không giới hạn, Tom Dixon thực sự khiến cả thế giới bất ngờ khi đem đến những kiệt tác nội thất tuyệt vời.

TOM DIXON

1959

Sinh ra tại Tunisia trong một gia đình có cha là người Anh và mẹ mang 2 quốc tịch Pháp và Latvia. Ông chuyển đến Anh vào năm 1963. Ông từ bỏ cơ hội học tại Chelsea School of Art để trở thành một thành viên trong ban nhạc “Funkapolitan” trước khi tự học những kỹ thuật cơ bản về thiết kế nội thất. Tom nổi lên như một hiện tượng vào giữa những năm 80 như “một nhà thiết kế tài năng chưa qua đào tạo với một dòng nội thất sử dụng vật liệu tái chế hoặc phế thải công nghiệp”. Dù gặp phải nhiều trở ngại ban đầu do chưa từng học qua các trường đào tạo thiết kế bài bản, nhưng Tom Dixon không bỏ cuộc. Thay vì hạn chế sức sáng tạo bằng cách ép mình học những khuôn phép trong sách vở, Tom Dixon tự phát triển khả năng thiết kế thông qua các buổi thực nghiệm. Đó là chuỗi ngày gian nan nhất trong cuộc đời Tom Dixon khi ông liên tục phải mày mò sáng chế, phạm sai lầm, huỷ bỏ, điều chỉnh rồi bắt tay làm lại từ đầu ngay trong xưởng sản xuất. Ông cho phép bản thân phạm phải sai lầm trong thiết kế để từ đó ông học hỏi rất nhiều ở những sai lầm ấy.

Ông chưa từng học một  trường lớp cơ bản nào về thiết kế nội thất

Cuối những năm 80, ông đầu quân cho “gã” nội thất khổng lồ nước Ý Cappellini- chủ nhân của chiếc ghế “S” do ông thiết kế đã đưa cả hai bước lên đỉnh vinh quang vào năm 1989. Vừa ra mắt, ghế S lập tức trở thành hiện tượng của phong cách tự do. Đến nay ghế S đã bước vào khu vực trưng bày biểu tượng vượt thời gian của bảo tàng Nghệ thuật hiện đại ở New York. Sau thành công của ghế S, Tom Dixon tiếp tục hợp tác với Cappellini để cho ra đời những tác phẩm thành công khác như chiếc ghế Bird Rocking, bộ sưu tập Pylon…

Đến năm 1990, Tom là một cái tên quá đỗi quen thuộc trong giới thiết kế. Ông thiết kế một chiếc ghế từ polipropylen đã trở thành biểu tượng của thập niên mang tên Jack có thể “ngồi, xếp chồng và điều chỉnh ánh sáng” cho công ty riêng của mình Eurolounge.

Tom được bổ nhiệm làm Trưởng phòng thiết kế tại Habitat vào năm 1998, nơi mà sau này ông trở thành giám đốc sáng tạo cho đến năm 2008. Ông là gương mặt quen thuộc của một đội chịu trách nhiệm “trẻ hóa” thương hiệu Habitat, duy trì giấc mơ làm giàu cuộc sống hàng ngày của Terence Conran thông qua những thiết kế đơn giản, hiện đại và tạo ra một trải nghiệm mua sắm thân thiện và ấn tượng cho khách hàng.

Năm 2000, những cống hiến của Tom đã được chính thức trao giải thưởng OBE tại British Design. Những sản phẩm của Tom đã được mua lại bởi một số bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới hiện nay như Victoria & Albert, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York và Tokyo và Trung tâm Beaubourg (Pompidou). Kể từ khi thành lập công ty thiết kế riêng vào năm 2002, công việc của Tom đã trở nên nổi bật hơn. Các thương hiệu của Tom Dixon tạo cho Tom một nền tảng nâng tầm các thiết kế mang tính biểu tượng như Mirror Ball, Copper Shade, Wingback và Beat. Công ty vượt ra khỏi khuôn khổ nước Anh với khách hàng ở 63 quốc gia khác nhau và có trụ sở ở Anh, Mỹ và Hong Kong.

Năm 2004, công ty của Tom hợp tác với một công ty tư nhân Thụy Điển và ông làm Giám đốc Sáng tạo. Các thương hiệu Tom Dixon gồm một công ty con thiết kế nội thất Interior Design subsidiary, một studio nghiên cứu Design Research Studio- thiết kế nhà cho Soho House Group và đại bản doanh của Joseph trên đường phố Old Bond, nhà hàng tại The Royal Academy, London, phòng khiêu vũ tại Tazmania, quầy bar hồ bơi trong các quận trung tâm của Hồng Kông, và nhà hàng mới của Jamie Oliver tại Barbecoa. Design Research Studio hợp tác với gã khổng lồ khách sạn Hoa Kỳ Morgan Hotel Group trong dự án khách sạn đầu tiên của mình. Đây là dự án hoàn thành vào cuối 2013. Design Research Studio được đề cử và chiến thắng ở các hạng mục bao gồm thiết kế của năm, (Bảo tàng Thiết kế London), thiết kế chiếu sáng tốt nhất (ICFF show), Best Accessory (Elle Decoration) và thiết kế của năm 2008 (Architektur & Tạp chí Wohnen).

Một số bộ sưu tập đèn của Tom Dixon

Đến với ngành thiết kế muộn màng với hai bàn tay trắng, nhưng quyết tâm cao độ, cộng với niềm đam mê học hỏi đã giúp Tom Dixon trở thành tên tuổi gạo cội trong ngành. Báo chí ca ngợi những sáng tạo của ông trong công cuộc hồi sinh ngành nội thất Anh quốc, còn những nhà thiết kế lừng lẫy ưu ái gọi ông là “Vertebrate designer” (tạm dịch: nhà thiết kế xương sống) vì ông luôn có hứng thú với cấu trúc thiết kế ở bên trong hơn là lớp vỏ bên ngoài của sản phẩm. Ông từng hai lần ghé thăm Việt Nam, lần gần nhất vào năm 2011. Ông rất thích đồ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, đặc biệt là tranh ảnh, sơn mài và đồ gốm.

Nguồn: designs.vn

error

Enjoy this blog? Please spread the word :)