Close

5 xu hướng thiết kế đồ họa nổi bật nhất năm 2016

Năm 2016 vừa qua là một năm có nhiều biến động lớn trong ngành thiết kế. Nhiều nhánh mỹ thuật mới được nảy sinh và phát triển như công nghệ thực tại ảo hay trí tuệ nhân tạo trong thiết kế. Đồng thời nhiều nhà thiết kế lại tìm cách trở về với cội nguồn và những yếu tố cơ bản. Bài viết sau sẽ giới thiệu tới các bạn 9 xu hướng thiết kế lớn trong năm qua và hứa hẹn nhiều tiềm năng để tiếp tục phát triển trong tương lai.

Trong thế giới thiết kế đồ họa, ý nghĩ rằng cái gì đó trở thành xu hướng thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực. Nhưng trong khi việc mù quáng bắt kịp những những xu thế vì lợi ích cá nhân của mình tất nhiên là phải tránh xa thì cũng khá là ngốc khi cố gắng tách mình ra khỏi thế giới và phớt lờ mọi thứ đang diễn ra.

Nói cách khác, bạn không cần đi theo thời đại nhưng cũng cần phải biết là nó có tồn tại. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào 5 xu hướng chính trong giới thiết kế đồ họa trong 12 tháng qua. Nếu có cái nào khác bạn cảm thấy chúng tôi đã bỏ lỡ, hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận bên dưới.

Giải tỏa kết cấu chữ in máy (Typographic deconstruction)

Nhận diện thương hiệu bắt mắt của Pentagram cho lễ hội thiết kế London 2016

Nếu thế giới vào năm 2016 cảm thấy một chút vỡ vụn thì có lẽ không bất ngờ gì khi hình dáng của chữ cũng tan vỡ khắp nơi trong tất cả các thương hiệu năm nay. Ví dụ trong việc thiết kế thương hiệu cho MCAU của The Neighbourhood, logo Scala của Bond, nhận diện thương hiệu cho Openview của Pentagramtác phẩm của NB Studio cho ClydeSpace – một nhà sản xuất CubeSat.

Xu hướng cũng có thể được thấy trong hiệu ứng overkerning của Logo The Met bởi Wolff Olins và trong những mảnh kí tự quá cỡ của sự nhận diện thương hiệu cho Design Festival của Pentagram (phía trên). Với sự hoán vị vô hạn, chúng tôi mong được thấy nhiều ví dụ hơn về thuật giải tỏa kết cấu chữ in máy vào năm 2017.

 

Thiết kế tối giản (Simplification)

Logo mới của Ministry of Sound( bên phải) thiết kế bởi Spin giản lược để chỉ còn những yếu tố quan trọng nhất

Nguyên tắc KISS (Keep it Simple, Stupid) luôn luôn là một luật lệ quan trọng trong ngành thiết kế đồ họa. Nhưng khi mà sự đơn giản hóa trong thiết kế không có gì mới thì vào năm 2016 nó đã trở nên quan trọng hơn và phổ biến hơn bao giờ hết.

Tại sao ư? Bởi vì khi cuộc sống của chúng ta bận rộn hơn và càng ngày càng nhiều nội dung cạnh tranh với nhau để được chúng ta chú ý hơn. Mỗi thứ trong tác phẩm chúng ta tạo ra phải trông cực kì đơn giản khi nhìn vào và ngay tức thì có thể hiểu được. Hơn nữa, có một nhu cầu điển hình cho sự tối giản này: nhu cầu cấp bách đang tăng lên để tạo ra các thiết kế trên màn hình điện thoại và thậm chí trên những thiết bị nhỏ hơn như đồng hồ thông minh. Không quan trọng là logo hoặc biểu tượng của bạn tinh tế thế nào nếu nó không hoạt động được khi thu nhỏ xuống một vài pixel, có thể trong năm 2017 nó cũng sẽ không tồn tại.

Vậy nên sẽ không bất ngờ gì khi mà xu hướng tối giản có thể tìm thấy trong hầu hết các thiết kế logo của các ông lớn năm nay bao gồm BT, BBC3, Subway, Mastercard, Instagram, HP, Bing, Pandora và Ministry of Sound. Và tối giản hóa cũng ghi dấu ấn sâu đậm trong ngành đóng gói. Ví dụ trong chiến dịch quảng cáo “Striking and in-your-face” trên mẫu bao bì của McDonalds thiết kế bởi Boxer, mẫu bao bì gọn gàng của Grolsh và của Bare Snacks bởi Sterling Brands.

Liệu xu thế mới này có thể kéo dài bao lâu? Liệu những thứ như logo mới của Ministry of Sound (phía trên) có thể trở nên đơn giản hơn nữa trong tương lai không? Chúng ta hãy cùng chờ xem.

 

Phủ màu (Color Blend)

Website của Outline hoàn toàn ngập tràn sắc đỏ

Khi vào trang chủ của công ty du lịch Outlines, bạn sẽ có cảm giác như mình sẽ được đến Sao hỏa khi ngay trước mắt bạn là toàn màu đỏ. Cảm giác ngạc nhiên nổi lên,bạn mỉm cười và thích thú khám phá các chuyến đi hiện có của công ty.

Xu hướng sử dụng các lớp phủ màu xuất hiện trên khắp các trang web trong năm qua, từ New York Pride đến studio thiết kế We Are Adaptable từ Birmingham. Màu sắc được lựa chọn cũng là một xu hướng (trend-in-a-trend). Bạn có thể bắt gặp các sắc thái đỏ khác nhau ở trang chủ các địa chỉ lớn như New Deal Design, MailChimp’s Year in Review hay Louis Jeans.

 

Back to the future

Co-op đưa chúng ta trở lại quá khứ ấm cúng trong năm 2016, trở về một phiên bản logo năm 1968

Sự luyến tiếc quá khứ luôn tồn tại trong giới thiết kế như một sự ảnh hưởng, nguồn cảm hứng, một công cụ để được vẽ lên. Nhưng năm 2016 đã cho thấy nhiều nhà thiết kế đưa mọi thứ lên một tầm cao mới với một vài hình ảnh thương hiệu của các nhãn hàng lớn đơn giản là chỉ cần nhất nút reset lại toàn bộ.

Để trùng khớp với sự trở lại trong thị trường sản phẩm tiêu dùng, Kodak đã vẫy chào tạm biệt với dòng chữ làm nên thương hiệu mà họ giới thiệu trong năm 2006 và đã sử dụng lại mẫu hình đỏ và đen của họ, logo hình camera cổ điển. Tương tự, North đã làm sống lại logo hình cỏ bốn lá cổ điển năm 1968 của nhà bán lẻ nước Anh Co-op, mang đến một cảm giác chắc chắn trở về thời kì đỉnh cao trong những thời khắc náo loạn. Trong khi đó, ngành công nghiệp ngân hàng vẫn không được tin tưởng rộng rãi, NatWest( dưới sự chỉ đạo của Futurebrand) cũng quay về với logo 1968, có lẽ với hi vọng là mọi người sẽ quên về năm chuyện năm 2008 đã từng xảy ra.

Trong những trường hợp này, cần phải phải sắp xếp gọn gàng và tô điểm để phù hợp với sự nhạy cảm hiện đại. Nó không chỉ là trường hợp cắt và dán thiết kế cũ trước đây. Nhưng quan trọng nhất, như một tiền lệ, hình ảnh thương hiệu của quá khứ có thể được tái sử dụng. Chúng tôi háo hức xem còn sự phục hưng nào khác trong năm 2017 hay không.

 

AI bắt đầu đảm nhận việc thiết kế

Nền tảng AI mới của Adobe hứa hẹn rằng “tất cả tác vụ tốn vài phút sẽ được hoàn thành trong vài giây”

Mỗi năm các nhà làm phần mềm thiết kế đồ họa luôn luôn cải thiện sản phẩm của mình để giúp chúng ta làm việc nhanh hơn. Mặc dù vậy, năm nay với sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo có vẻ đã gia tăng sự kịch tính hơn.

Ví dụ, tại buổi hội nghị hằng năm của Adobe vào tháng 11 đã tiết lộ Sensei, một nền tảng mới kết hợp bộ Creative Cloud gồm thiết kế, hình ảnh và các công cụ làm hoạt họa với một AI và framework máy tự học.

Theo cách nói của họ: ”trong Creative Cloud, Adobe Sensei dự đoán các bước tiếp theo của bạn. Nó tái tạo các yếu tố trong bức ảnh nơi chúng không tồn tại bằng việc học hỏi các điểm ảnh gần đó. Nó thấy được các loại và tạo ra font chữ cho bạn. Nó cũng xác định các đối tượng trong tấm hình và thêm vào các từ ngữ có thể tìm kiếm được tới các thẻ hình ảnh (tag). Và nó nhận ra được khuôn mặt, đặt các điểm mốc trên lông mày và môi để bạn có thể thay đổi biểu hiện với một cú click. Bây giờ thì những tác vụ tốn vài phút có thể được hoàn thành trong vài giây rồi”. Thật đáng kinh ngạc.

Tất nhiên, sự đột phá của AI trong phần mềm thiết kế có vẻ đến từ những startup nhanh trí và nhỏ như những gã khổng lồ công nghệ. Vậy những công cụ mới này đang phát triển trong những arena của thiết kế giao diện (với sự ưa chuộng từ Wix Design AI và  The Grid), chỉnh sửa hình ảnh (với Neural Photo Editor) và ngay cả khi trong khâu thiết kế logo nữa. Chúng ta từng thấy nhiều nỗ lực của các nhà sáng tạo logo, dĩ nhiên từ sự mến mộ của Taillor Brands và Squarespace. Nhưng MarkMaker,  một công cụ khởi xướng vào 2016 dưới dạng bản mẫu có vẻ hơi phức tạp và hứa hẹn thay đổi thời cuộc nhiều hơn. Sử dụng “ thuật toán căn nguyên” cho phép nó học các sở thích của bạn và tự động cải thiện thiết kế của bạn qua thời gian.

Với tất cả những ứng dụng mới này, nó vẫn mới là bắt đầu. Nhưng với Google gần đây cũng mã nguồn mở AI engine Tensorflow, trí tuệ nhân tạo có khả năng bùng nổ vào năm 2017 và có thể kết thúc việc làm cho công việc thiết kế đồ họa thuần túy rất khác trong tương lai gần.

Nguồn: designs.vn

error

Enjoy this blog? Please spread the word :)