21 thương hiệu đã vận dụng lý thuyết màu sắc thành công (phần 1)
Là yếu tố đầu tiên tạo nên ấn tượng của người tiêu dùng về sản phẩm nhưng màu sắc lại là một đối tượng thường bị xem nhẹ trong thiết kế thương hiệu. Hầu hết khách hàng và nhà thiết kế đều không hiểu cách thức màu sắc ảnh hưởng đến ý thức của con người. Một mặt điều này tạo nên những mẫu thiết kế thiếu thẩm mỹ, dấn tới thiếu thu hút người tiêu dùng và giảm sức cạnh tranh. Mặt khác nó dễ khiến người tiêu dùng hiểu lầm về những giá trị cốt lõi của công ty. Bài viết sau giới thiệu 21 thương hiệu xuất sắc khi đã biến màu sắc thành một dấu hiệu nhận biết riêng.
Đỏ
Vừa là màu của sự giận giữ và nguy hiểm lại vừa là màu của sự ấm áp và niềm đam mê, đây là màu khá khó để sử dụng trong bất kì lĩnh vực nào, đặc biệt khi ở dạng nguyên gốc. Được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh là có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, đây là một lựa chọn táo bạo khi bạn đang nhắm tới những người tiêu dùng phổ thông.
1. Coca-Cola
Hai thương hiệu sử dụng màu đỏ thành công trong lĩnh vực của mình hiện cũng là hai thương hiệu được biết đến nhiều nhất trên thế giới và trong bất kĩ lĩnh vực nào: Coca Cola và Santa Claus. Màu đỏ liên kết chặt chẽ với Coca-Cola đến nỗi đã có rất nhiều người cho rằng Santa Claus là một nhân vật mà công ty Coca Cola tạo ra để thúc đẩy doanh số bán hàng. (Thực tế là Santa Claus xuất hiện trước khi Coca Cola sử dụng màu đỏ trong thương hiệu của mình). Tuy nhiên, màu đỏ đã được giảm bớt diện tích và thay bằng màu trắng trong các quảng cáo và mẫu thiết kế bao bì gần đây.
2. Target
Trong khi đó, chuỗi siêu thị số hai của Mỹ lại thách thức ngôi vị dẫn đầu của Wal-Mart – sử dụng màu xanh da trời làm nền cho thiết kế – bằng màu đỏ chói đồng nhất trên biểu trưng, đồng phục, biển hiệu, quảng cáo và hơn thế nữa. Màu đỏ của Target hiện là một nhãn hiệu đã đăng ký độc quyền nên các chủ cửa hàng tạp hóa khác cần cẩn thận trong việc lựa chọn màu sắc cho cửa hàng của mình.
3. Vodafone
Được Saatchi & Saatchi thiết kế từ năm 1997, dấu nháy trong biểu trưng của Vodafone đại diện cho sự cho những cuộc hội thoại và giao tiếp bằng giọng nói, trong khi màu đỏ là thể hiện cho sự đam mê. Cả hai được đặt trên nền màu trắng nền bằng bạc thể hiện sự tinh tế và hoàn hảo. Trong xếp hạng thương hiệu Brandz, Vodafone được liệt kê là thương hiệu có giá trị nhất của Anh, trị giá 36 tỷ USD.
Màu cam
Tươi sáng, vui vẻ và thân thiện, màu cam thích hợp với các thương hiệu hướng đến những người trẻ năng động và không ngừng khám phá thế giới xung quanh.
4. Orange
Không có nơi nào tốt để bắt đầu hơn công ty đã thực sự sử dụng màu này làm trung tâm phát triển thương hiệu. Rất ít công ty viễn thông đủ can đảm để thử như Orange
5. Home Depot
Là chuỗi cửa hàng bán lẻ thiết bị gia đình lớn nhất ở Mỹ, Home Depot đã phủ màu cam cho các thành phố của Mỹ bằng những cửa hàng của mình. Cũng giống như Target, màu cam của Home Depot đã được công ty đăng ký độc quyền nhãn hiệu và sử dụng chúng trên quảng cáo, thư giới thiệu hay bất kỳ vị trí có thể nào khác trong lĩnh vực của mình.
6. easyGroup
Không chỉ là một công ty đơn lẻ, easyGroup là tập đoàn đa ngành nghề với 8 công ty con và 13 thương hiệu thực sự hoạt động và quản lý. Cùng dùng chung tiền tố Easy và màu cam Pantone 021 trong thương hiệu, lĩnh vực kinh doanh của các công ty con trải dài từ hàng không giá rẻ đến cho thuê xe hơi, tài chính, khách sạn và nhiều hơn thế. Đây cũng từng là đối thủ sừng sỏ của Orange với thương hiệu di động easyMobile.
Màu vàng
Là màu thường được sử dụng để tạo nên các thông điệp bán hàng khi nó thu hút ánh mắt nhanh hơn bất kì màu nào khác. Tích cực, thích thú và lạc quan, màu vàng cũng được sử dụng rộng rãi trong thiết kế thương hiệu để tạo cảm giác về sự giàu có và sức sống tràn đầy.
7. Veuve Clicquot
Màu vàng tạo nên sự nổi bật cho thương hiệu sâm banh cao cấp Veuve Clicquot -Một thiết kế tinh xảo với nhãn màu vàng rực rỡ cắt ngang thân chai thủy tinh.
8. Caterpillar
Trong khi đó, ở một lĩnh vực hoàn toàn khác, nhà sản xuất thiết bị xây dựng siêu trường siêu trọng Caterpillar sử dụng lớp sơn vàng để kết nối tất cả các thiết bị do công ty tạo ra với nhau. Đây cũng là màu vàng được sử dụng ở hình tam giác trong biểu trưng của công ty. Tất nhiên, màu sắc của xe luôn biến đổi theo thời tiết và đất đá công trường, vì vậy rất hiếm để có được một sự kết hợp hoàn hảo như ban đầu.
9. JCB
Là một màu sắc bắt mắt kì diệu, không có gì ngạc nhiên khi đó là một màu sắc được ưa thích để phủ lên những thiết bị máy móc có nguy cơ nguy hiểm. Và đó cũng là màu sắc đặc trưng của các thiết bị được sản xuất bởi J.C.Bamford hay JCB – Công ty sản xuất máy xúc lớn thứ ba thế giới đến từ Rocester, Vương quốc Anh.
Xanh lá cây
Xanh lá cây là một màu sắc mang lại nhiều cảm xúc tích cực khi gợi lên sự phát triển và hòa hợp với thiên nhiên. Nó vừa hàm ý về sự ổn định và bền bỉ đồng thời cũng mang hàm ý về sự thịnh vượng và đa dạng, và khi được dùng đúng cách nó có thể là màu sắc của sự giàu có và sang trọng; một sự kết hợp thực sự có ý nghĩa.
10. John Deere
Cũng là một công ty sản xuất thiết bị chuyên dụng như Caterpillar và JCB nhưng công ty máy nông nghiệp John Deere lại sử dụng màu xanh lá cây trên những chiếc máy kéo của mình. Cùng với màu vàng ở thân bánh xe, bạn sẽ ngay lập tức nhận ra chúng trên đường.
11. Harrods
Ở một thị trường khác, màu xanh lá đậm có liên quan đến sự giàu có và uy tín – vì vậy không có gì ngạc nhiên khi cửa hàng cao cấp Harrods đã chọn nó để làm nền cho các mẫu thiết kế trong kế hoạch xây dựng thương hiệu của mình. Từ túi và biển hiệu cho tất cả các sản phẩm khác mang thương hiệu Harrods, bạn sẽ bị ấn tượng bởi một xanh lá cây đậm bóng bẩy và dòng chữ Harrods tinh tế ở trên thân.
12. Starbucks
Starbucks bắt đầu hoạt động vào năm 1972 với một biểu trưng màu nâu – thích hợp với màu của những hạt cà phê được bán trước khi ý tưởng điên rồ về bán cà phê theo cốc được đưa ra. Sau đó vào năm 1987, biểu trưng được cách điệu hoá và đổi thành màu xanh lá cây. Nguyên nhân? Đó là một tham chiếu đến Đại học San Francisco, nơi cả ba người sáng lập đã học trước khi bắt đầu sự nghiệp của mình.
Nguồn: Design.vn